13.10.2020
chia sẻ với
Rất nhiều công ty FMCG đang tiến vào thị trường Myanmar nhưng không có một chiến lược thâm nhập đúng đắn nên rất khó có được thành công đúng nghĩa. Vì sao việc gia nhập thị trường đầy ắp cơ hội như vậy lại khó khăn? Đây là 5 lời khuyên nên và không nên cho các nhãn hàng đang cân nhắc tiến vào Myanmar.
Myanmar là đất nước thật sự riêng biệt: từ năm 1962 đến 2010, quốc gia này tách biệt khỏi thế giới. Hơn 52 triệu người giờ đây rất háo hức đón nhận những sản phẩm tiêu dùng tràn ngập ngoài thị trường. Theo nghiên cứu bởi PwC, kinh tế Myanmar được kì vọng tăng trưởng 8-9% hàng năm trong vong 5 năm tới. Trong khi cơ hội là rất sang sủa, lộ trình tới sự thành công ở Myanmar cũng đầy chông gai.
Thứ nhất, hãy quản lý kì vọng của mình
Rất thường xuyên, tôi chứng kiến những nhãn hàng mới đến Myanmar với kì vọng sản phẩm của họ sẽ sớm bay khỏi kệ. Thật khó chịu khi những công ty đó kì vọng rằng người tiêu dùng Myanmar hiểu biết đầy đủ về những sản phẩm họ bán và sản phẩm của họ hoàn toàn đáp ứng được khẩu vị của người tiêu dùng nơi đây.
Vì yếu tố lịch sử, dân cư ở đây không quen với sản phẩm ngoại nhập. Kể cả cũng thương hiệu hàng đầu của phương Tây như Coca-Cola và Pepsi cũng gần như phải bắt đầu từ đâu với một nhận diện thương hiệu duy nhất.
Do đó, các chủ nhãn hàng cần chuẩn bị xây dựng thương hiệu từ con số 0 và đầu tư mạnh vào hoạt động khuyến mại và dùng thử.
Thứ hai, đừng cho rằng đây là thị trường nguyên thủy
Đây là một nghịch lý nho nhỏ; một mặt Myanmar là thị trường mới mở cửa, nhưng mặt khác ở đó đã có mặt rất nhiều thương hiệu nội địa. Ví dụ điển hình là những ngành hàng như bánh kẹo và đồ uống có ga.
Các chủ nhãn hàng đừng nghĩ rằng vì Myanmar là khu vực thị trường mới mà sản phẩm của họ sớm có được nhận diện và được đón nhận bở người tiêu dùng nơi đây. Nhiều công ty đa quốc gia phạm phải những sai lần này để rồi nhận ra rằng họ phải cạnh tranh với sản phẩm đang có trên thị trường.
Dù sao thì việc gây dựng thương hiệu ở Myanmar là một quá trình cần nhiều thời gian và các công ty cần chuẩn bị đủ nguồn lực để làm việc này một chu kỳ nhiều năm.
Thứ ba, giữ mức giá thấp và hạn chế chủng loại sản phẩm
Giống phần đa các quốc gia đang phát triển ở ASEAN, bối cảnh bán lẻ ở Myanmar tập trung vào giá: những người mới đến hãy đảm bảo rằng giá của mình có thể cạnh tranh với những sản phẩm thay thế bản địa có giá rẻ. Và với khoảng 85% thị trường bán lẻ vẫn đến từ kênh truyền thống, gọi là cửa hàng tạp hóa gia đình, có khá ít không gian trưng bày. Các thương hiệu cần hạn chế chuỗi sản phẩm và tập trung vào việc giới thiệu ít SKU hơn ở các thị trường khác.
Thứ tư, hãy luôn ở thế chủ động
Với việc tăng lên về sự lựa chọn sản phẩm do nhiều nhãn hiệu gia nhập thị trường, Myanmar đang trở thành thị trường của người mua. Vì thế, để thành công ở phân khúc bán lẻ, các chủ nhãn hàng cần chủ động trong khâu phân phối. Điều này có nghĩa là họ cần phải giữ mình ở mặt đất để hiểu về kênh bán lẻ và “giáo dục” người tiêu dùng về lợi ích cùng với điểm mạnh của sản phẩm – bằng chính mình hoặc đối tác có kinh nghiệm.
Thứ năm, đừng làm ngơ với hàng lậu và hàng nhập khẩu song song
Hàng bất hợp pháp và hàng nhập khẩu song song của các sản phẩm FMCG vẫn còn là mối lo ngại đáng kể ở Myanmar, vì 30% sản lượng ở các phân khúc, ví dụ như bia, được đưa vào thị trường một cách bất hợp pháp. Vì chiến lược tiếp thị và kế hoạch bán hàng có thể bị ngăn cản bởi những loại hàng này, hiểu rõ về chúng không những giúp bảo vệ lợi ích thương hiệu mà còn đảm bảo mối quan hệ với các nhà phân phối và các nhà bán lẻ sẽ không bị trói buộc.
Vâng, Myanmar rõ ràng là thị trường cực kỳ hấp dẫn với những thương hiệu đang đến và giành miếng bánh thị phần cho mình. Tuy nhiên, bạn phải chuẩn bị đầy đủ về lâu về dài để chinh phục được người tiêu dùng.
Nguồn: https://www.dksh.com/nz-en/insights/tl-cg-five-dos-and-donts-for-entering-myanmars-retail-market